Mực là vật liệu ở dạng lỏng, dùng để viết hoặc in ấn. Mực in được sử dụng với mục đích truyền tải thông điệp, thông tin hoặc trang trí. Mực in rất linh hoạt và có thể ứng dụng trên hầu hết các bề mặt, kết cấu, hoặc hình dạng của vật liệu. Chúng có thể được sử dụng để tạo màu cho giấy, nhựa, kim loại, thủy tinh và dệt may.
Mực in không giống như sơn và lớp phủ vecni, được phủ lên bề mặt dưới dạng một lớp rất mỏng, tùy thuộc vào quy trình in, lớp này có thể có độ dày từ 2 đến 30 μm. Trong phẩn 1, chúng tôi đã đưa ra bốn đặc điểm quyết định bản chất, đặc điểm của mực in. Trong phần này, chúng tôi sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản, giới thiệu tổng quan về “Mực in”.
- Quy trình in của mực
Công thức và tính chất của mực in phụ thuộc vào kỹ thuật hình ảnh được tạo ra và cách chuyển ảnh được in lên vật liệu in.
Hình 1: Quy trình in mực
- Mực in flexo và in ống đồng
Mực in bằng quy trình in flexo và in ống đồng được đặc trưng bởi bản chất cực kỳ lỏng. Tính linh động của mực cho phép lấp đầy các ô lõm của xi lanh và ống đồng một cách nhanh chóng. Hầu hết các loại mực flexo và mực in ống đồng đều khô nhanh và mực được chuyển lên bề mặt càng nhanh càng tốt.
- Mực in offset và in letterpress.
Mực in thạch bản và in letterpress có độ nhớt rất cao, tồn tại ở dạng paste đặc. Mặc dù cơ chế tạo ảnh của hai quy trình in này rất khác nhau, nhưng bản chất dày của các loại mực này được xác định chủ yếu bằng phương pháp mà ảnh được in và sau đó được chuyển sang chất nền.
- Thành phần của mực in
Các thành phần chính của mực in là:
- Chất tạo màu – chất độn: chúng chiếm từ 5 đến 30% trong mực in, có tác dụng tạo màu, độ phủ và độ bóng cho mực in. Chúng thường là bột màu vô cơ, hữu cơ, bột dye, bột độn (bột đá, bột Talc, bột Bari…)
Hình 2: Bột màu
- Chất kết dính – chiếm từ 15 đến 50% thành phần của mực. Chất kết dính làm ướt sắc tố, tạo điều kiện cho sự phân tán các hạt sắc tố trong mực. Chúng xác định đặc tính in của mực, cũng như cách nó liên kết với chất nền và các đặc tính cơ lý của mực như độ bóng, cứng, chịu mài mòn….Một số loại chất kết dính thông dụng: Acrylic, alkyd, epoxy..
Hình 3: Nhựa dạng lỏng và dạng hạt
- Dung môi – có tác dụng hòa tan chất kết dính, làm giảm độ nhớt mực cho phép nó chảy để chuyển sang bề mặt in.
- Chất phụ gia – sử dụng để đạt được các đặc tính mong muốn cuối cùng của mực in. Một số phụ gia phổ biến: phụ gia phá bọt, phụ gia dàn mặt. chống lắng….
Trên đây là Phần 2- đó là những kiến thức cơ bản giới thiệu tổng quan về “Mực in” mà chúng tôi chia sẻ. Hi vọng sẽ cung cấp những thông tin bổ ích đến các bạn trong việc lựa chọn và sử dụng mực in.
Để biết thêm chi tiết hãy theo dõi tiếp phần 3 và liên hệ với Trung tâm nghiên cứu phát triển vật liệu mới Mega Việt Nam để được giải đáp những thắc mắc và đưa ra các giải pháp kịp thời nhé.
>> Xem thêm các bài báo tin tức chuyên ngành chúng tôi mới cập nhật <<
Mọi thông tin vui lòng liên hệ:
Địa chỉ: Tầng 2-A2-IA20, KĐT Nam Thăng Long, Đ. Phạm Văn Đồng, P. Đông Ngạc, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.
Email: contact@megavietnam.vn; Tel: (+84) 24 375 89089; Fax: (+84) 24 375 89098
Website: megavnproduct.com; Hotline: 1800.577.728; Zalo: 0971.023.523